3 điều cần nhớ nếu muốn kinh doanh quán cà phê hiệu quả dài lâu

Bạn vừa khai trương thành công mô hình quán cà phê của mình? Thật tốt, nhưng đối với người kinh doanh quán cà phê thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh để quán cafe tiếp tục “sống” và tăng doanh thu mới chính là bài toán khó. Vậy làm cách nào để giải được bài toán khó này? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cùng Barista Skills giải quyết vấn đề cho quán cà phê của bạn nhé!

1. KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ NHỎ – NHỎ NHƯNG “PHẢI CÓ VÕ” 

Nếu bạn khởi nghiệp từ số vốn khiêm tốn và mục đích mở quán nhỏ xinh đủ trang trải cuộc sống  thì bạn có thể thấy ngay, bài toán đơn giản là tối ưu chi phí.

Tuy nhiên, trong khi thị phần càng ngày bị chia nhỏ bởi các đối thủ thì lượng khách hàng lại không hề tăng lên. Do đó, bạn đừng nên để quán cà phê của mình “dậm chân tại chỗ”. Hãy tham khảo kĩ lưỡng các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh cùng khu vực. Thậm chí, đôi khi bạn cũng phải trở thành khách quen của đối thủ để ước lượng số khách trung bình ít nhất trong 1 TUẦN. Nếu tìm thấy quán cà phê khác có mô hình tương tự quán cà phê của bạn nhưng lượng khách lại đông hơn, vậy thì bạn nên nghiên cứu kĩ khách hàng của quán cà phê này. Họ đang phục vụ cho lượng khách hàng nào? Bao nhiêu tuổi? Thu nhập của khách hàng là bao nhiêu?…  Khi đã trả lời được các câu hỏi trên thì chiến lược bạn xây dựng cho quán cà phê của mình mới được đúng đắn.

 

>>Xem thêm: Liệt kê chi tiết các chi phí để setup quán cafe take away

2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÀ PHÊ LỚN NHỜ PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của quán, bạn cần sử dụng đến USP (Unique Selling Point) – được tạm hiểu là đặc điểm bán hàng độc nhất. Nói cách khác, USP là những thế mạnh nhất trong sản phẩm bạn đang bán mà đối thủ chưa có. Nếu sản phẩm của bạn thực sự thuyết phục với những điểm mạnh có 1-0-2, không nên ngần ngại đầu tư để tạo nên một thương hiệu riêng của cho quán cà phê của mìn. Đây cũng là nền tảng để nhân rộng hình thức nhượng quyền, là một hình thức mở rộng quán nhanh chóng.

Khi kinh doanh quán cà phê theo mô hình lớn, bạn đừng quá quan trọng về doanh số của cửa hàng trong thời gian đầu. Thay vào đó bạn nên dành thời gian tìm cách xây dựng thương hiệu, mở rộng vốn đầu tư để tạo nên thương hiệu của riêng mình. Nếu quán của bạn điểm mạnh ở vị cà phê, hoặc độc đáo ở không gian cửa hàng, thì hãy làm khách hàng nhớ đến những điều đó mỗi khi có nhu cầu tìm quán cà phê.

Bạn có thể nhìn thấy mô hình Sữa chua trân châu Hạ Long, hoặc hệ thống The Coffee House, đây là những thương hiệu nổi tiếng mà khi nhắc đến, khách hàng sẽ nhớ ngay đến hương vị thơm ngon của sữa chua, hoặc không gian độc đáo cùng ly trà đào cam sả nổi tiếng của The Coffee House. Điều đặc biệt rằng, 5 cơ sở đầu tiên của các thương hiệu này đều do ông chủ đầu tư với số vốn khủng và doanh số chưa thể bù lỗ. Nhưng sau 5 cơ sở khai trương, số lượng quán được nhượng quyền tăng theo cấp số nhân – nhờ vào thương hiệu!

>>Xem thêm: tư vấn mở quán cafe và những lưu ý quan trọng nhất

3. KHÔNG PHẢI QUÁN CÀ PHÊ NÀO CŨNG MỞ LÀ ĐÔNG!

Việc nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh quán cà phê là một bước đặc biệt quán trọng. Hãy xác định rõ thế mạnh mà quán cafe của bạn sẵn sàng cạnh tranh với đối thủ đáng “gườm” khác. Bạn đang bán cafe, vì vậy chất lượng đồ uống chính là cốt lõi. Menu đồ uống của quán bạn được xây dựng theo công thức nào? Yếu tố khác biệt khiến bạn tự tin về chất lượng đồ uống của quán? Đừng ngần ngại nhờ đến sự tư vấn mở từ các chuyên gia pha chế hoặc các trung tâm đào tạo barista chuyên nghiệp để nhờ họ phân tích điểm mạnh, điểm yếu.

Kinh doanh quán cà phê quan trọng nhất chính là xác định được khách hàng mục tiêu. Khách hàng của bạn chủ yếu là dân công sở văn phòng hay các bạn teen thích tán gẫu tụ họp? Cả hai đối tượng khách hàng này đều là những khách hàng tiềm năng, nhưng nếu là bạn là chủ một quán cafe nhỏ thì việc có được cả hai tệp khách hàng cùng lúc là điều rất khó. Chính vì vậy, hãy xác định một tệp khách hàng mục tiêu trước tiên để hoạt động ổn định. Sau đó từ từ xây dựng thương hiệu để mở rộng thêm nhiều tệp khách hàng lớn hơn

Đi từ mô hình cà phê nhỏ đến mô hình kinh doanh cà phê lớn là cả một quá trình dài. Chặng đường này không nhũng khó khăn mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, để nắm phần thắng, người kinh doanh cà phê hãy đi thật vững vàng và hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo