Sinh tố bơ là một món đồ uống rất ngon và phổ biến. Đây là thức uống được có chị em phụ nữ ưa chuộng, đặc biệt trong mùa hè. Không chỉ có tác dụng làm đẹp da, đây còn là loại thức uống cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa: vitamin E, vitamin K… Tuy nhiên, chất lượng một cốc sinh tố bơ tại quán không được ổn định bởi đây là một món vừa dễ lại vừa khó pha chế. Chính vì vậy, bài viết này xin giới thiệu cho bạn cách làm sinh tố bơ ngon đúng điệu để bạn có thể áp dụng tại nhà hoặc pha chế tại quán của mình.
Mục lục
1. Cách phân biệt và chọn bơ
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại bơ nội địa phổ biến là bơ sáp và bơ nước.
1.1 Về bơ sáp
Bơ sáp có 2 loại là bơ sáp tròn và bơ sáp dài. Đặc điểm của chúng là có dáng quả chắc, nặng tay. Thân hình có loại dài như trái mướp có da xanh đặc trưng như bưởi da xanh, hoặc là loại có hình bầu dục có vỏ màu giống vỏ quả chanh leo chín.
Da của bơ sáp nhìn chung là da trơn, nhẵn như bôi dầu, óng ả, mượt. Thịt bơ khi chín bổ ra sẽ có mùi thơm nhẹ, thịt màu vàng ở trong và màu xanh ở viền ngoài chỗ tiếp xúc với vỏ, trông rất đẹp mắt. Thịt bơ sáp ăn rất ngon, mềm và ngậy, khi xanh thịt sẽ có màu xanh và khi chín sẽ chuyển sang màu vàng nhạt.
Để nhận biết bơ sáp, bạn có thể ấn nhẹ vào vỏ. Nếu thấy vỏ bơ đàn hồi trở lại, không bị nhũn thì đó là bơ sáp. Khi mua nên chọn bơ cứng sẽ để đc lâu hơn, nếu dùng luôn chọn quả mềm.
1.2 Về bơ nước
Bơ nước là giống bơ xuất hiện nhiều và có giá thành rẻ. Tuy nhiên về chất lượng thịt bơ lại không được ngon như bơ sáp. Đặc điểm của bơ nước là bên ngoài có màu xanh hơi xám, ở trên đầu cuống nhỏ, dưới phần bụng lại phình to. Khi ấn vào thấy mềm nhão, ấn vào lún xuống k đàn hồi trở lại.
Bên cạnh đó, màu sắc khi làm sinh tố không được đẹp do thịt có màu vàng nhạt hơi xám, chất lượng bơ do bơ nhão nên không được ngon. Ngoài ra, dưới thân vỏ bơ nước thường có gân màu đen. Những sơ gân này khá đắng và khiến màu cốc sinh tố chuyển sang màu đen sau một thời gian pha chế.
Vì những yếu tố trên, Barista Skills khuyên bạn nên chọn bơ sáp để làm sinh tố bơ ngon và chuẩn vị nhất.
2. Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
*Nguyên liệu
- 100gr bơ tương ứng khoảng ½ – 2/3 quả Bơ
- 5ml cốt dừa
- 30ml Sữa đặc
- 30ml Sữa tươi không đường
- 10ml đường nước
- 40ml nước lọc
- 1 lượng nhỏ Đá
*Dụng cụ
- Thìa bar
- Cân định lượng
- Zich đong
- Ca đong
- Dao
- Cối xay sinh tố
>>Xem thêm: Mẫu máy pha cafe expobar cũ giá rẻ, chất lượng
3. Cách làm sinh tố bơ
Bước 1: Chuẩn bị 100g – 120gr bơ tươi
Trước tiên, bạn dùng dao bổ đôi thịt bơ sao cho không cắt tới phần hạt, tách 2 phần bơ và loại bỏ hạt. Dùng cân định lượng lấy khoảng 120gr bơ rồi dùng thìa lấy hết phần thịt bỏ vào cối xay. Khi tách thịt bơ không nên lấy quá sát vỏ cũng không nên bỏ đi phần thịt màu xanh vì sẽ làm giảm độ hấp dẫn của sinh tố bơ.
Nếu bạn có quán nhưng muốn bán sinh tố bơ vào mùa không có bơ, bạn có thể tách thịt bơ sáp và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và dùng dần. Tuy nhiên, chất lượng bơ đông đá sẽ không được ngon như bơ tươi.
Bước 2: Thêm sữa tươi, sữa đặc và đường nước
Ở bước này bạn sử dụng định lượng là 30ml sữa tươi, 30ml sữa đặc và 10ml đường cho lần lượt vào cối xay. Trên thực tế, đã có nhiều người thắc mắc “Tại sao không tăng sữa đặc lên cho ngọt mà phải dùng đường”. Thắc mắc này rất có cơ sở. Bởi đúng là tăng sữa đặc sẽ tăng ngọt nhưng tăng sữa nhiều hơn 30ml thì vị của sữa đặc sẽ át đi vị béo và thơm của bơ. Chính vì vậy bạn không nên dùng sữa đặc để tạo vị ngọt cho cốc sinh tố bơ.
Bước 3: Thêm một vài giọt cốt dừa
Sinh tố bơ khi được cho thêm cốt dừa vào sẽ rất thơm và béo, đẩy vị của bơ lên rất rõ rệt. Nhưng nếu cho quá nhiều sẽ khiến chúng át đi mùi bơ, mất đi vị thơm ngon đặc trưng của bơ. Bởi vậy, bạn chỉ nên dùng một vài giọt trong khi pha chế.
Bước 4: Thêm nước lọc
Đối với định lượng một cốc sinh tố bơ ta sẽ dùng khoảng 40ml – 50ml nước lọc. Tại sao phải dùng nước lọc ở đây? Đó là vì bơ là hỗn hợp mà khi xay sinh tố sẽ rất đặc. Do đó, khi xay bạn cần thêm nước lọc để cối dễ xay và thưởng thức sẽ ngon hơn so với hỗn hợp đặc sệt thông thường.
Bước 5: Thêm đá vào cối xay
Đến bước này, đá chỉ có vai trò làm lạnh và tươi phần sinh tố, không phải nguyên liệu chính như các món đồ đá xay khác nên định lượng sử dụng cũng rất khác. Bạn chỉ nên cho một vài viên đá bi và xay nhuyễn, tránh cho quá nhiều khiến hỗn hợp bị lỏng trông rất mất thẩm mỹ.
Bước 6: Xay thật nhuyễn hỗn hợp
Đối với sinh tố, công đoạn xay nhuyễn rất quan trọng. Sinh tố càng xay nhuyễn càng ngon, do đó bạn nên xay lâu hơn một chút. Tuy nhiên chỉ lâu tới một mức độ nhất định chứ không đươc để khách hàng chờ quá lâu. Thông thường nên xay trong vòng một phút.
Bước 7: Cho thành phẩm ra cốc và trang trí
Định lượng tiêu chuẩn cho một các sinh tố bơ là cốc 500ml. Bạn có thể dùng cốc dài, có miệng rộng và đáy nhỏ để khách dễ sử dụng cũng như trông cốc sinh tố bơ sẽ đầy đặn hơn. Khi mang đồ cho khách bạn nên chuẩn bị kèm một chiếc thìa nhỏ cùng ống hút và khoảng một chén nhỏ đường để khách có thể sử dụng cho hợp khẩu vị.
Nếu dùng ở nhà, bạn có thể bỏ ra cốc tùy thích. Đối với bơ được xay dư không dùng hết, bạn có thể bọc bằng màng bọc thực phẩm và để ngăn mát tủ lạnh, sẽ bảo quản được 2 ngày.
>>Xem thêm: Tư vấn setup quán cafe sân vườn từ A – Z mới nhất
4. Tiêu chuẩn chất lượng
Tiêu chuẩn chất lượng của sinh tố bơ cũng khá đơn giản.
*Về hình thức bên ngoài:
- Sinh tố bơ phải nhuyễn mịn, không lợn cợn
- Màu phải là màu xanh vàng đặc trung, không có vị chấm màu đen
- Hỗn hợp không quá đăc không quá sệt, nếu đặc quá cần thêm nước và xay tiếp
- Còn nếu lỏng quá cần loại bỏ nước trước khi đổ trình bày ra cốc
*Về hương vị
- Hơi thoang thoảng mùi cốt dừa đẩy để đẩy vị bơ lên cao
- Bơ ăn vị thơm béo của bơ tươi, tránh để bơ đã quá lâu rồi mới sử dụng
- Sinh tố bơ phải có độ sánh và mềm mịn tan trong miệng, không có gân, xơ gây khó chịu khi thưởng thức
- Không để các vị sữa tươi, cốt dừa quá nhiều để tránh át đi vị của bơ.
Trên đây là toàn bộ công thức và cách làm sinh tố bơ ngon đúng điệu. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi Barista Skills thường xuyên để được cấp nhật những công thức pha chế mới nhất nhé!