Cà phê phin là món đồ uống vô cùng quen thuộc của người dân Việt Nam. Từ các quán cà phê nhỏ ven đường đến các cửa hàng cà phê sang trọng, bất cứ đâu bạn cũng dễ bắt gặp những phin cà phê đen hấp dẫn. Tuy nhiên, chất lượng và vị của các ly cà phê lại không hoàn toàn giống nhau, điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng cà phê, cách pha, nhiệt độ khi pha,.. Chính vì vậy, bài viết này xin được chia sẻ đến với các bạn cách pha cà phê phin nhỏ chuẩn nhất.
Mục lục
1. Phân biệt cà phê rang nguyên chất và cà phê tẩm hương liệu
Nếu bạn hỏi bất kỳ chuyên gia nào, học đều có thể cho bạn biết rằng một ly cà phê phon hay dở phụ thuộc đến 80% chất lượng cà phê. Cà phê nguyên chất luôn mang đến một hương vị thơm ngon, đặc trưng riêng, khác xa so với cà phê tẩm. Do đó, khâu lựa chọn cà phê rất quan trọng. Để tránh mua phải cà phê tẩm, bạn cần lưu ý những điều sau:
1.1 Cảm quan bên ngoài
Cà phê tẩm: có màu sắc đậm hơi ngả sang đen, hạt to nhưng không mịn. Khi ngửi mùi cà phê tẩm sẽ có mùi hương của bơ. Thậm chí, nếu tinh ý bạn còn có thể thấy mùi của đậu nành rang,
Cà phê mộc: Đây là loại cà phê chưa được tẩm ướp, chỉ đơn thuần là hạt cà phê nguyên chất đã được rang và nghiền thành bột. Cà phê mộc có màu nâu cánh gián. Khi ngửi thấy mùi thơm đặc trưng, mùi giữ lâu, lan tỏa nhanh ra không khí.
Thông thường, để cà phê hợp khẩu vị chủ quán có thể tiến hành trộn các loại cà phê hạt với nhau theo tỷ lệ. Tỷ lệ phổ biến là Arabica:Robusta = 3:7.
1.2 Thử để nhận biết
Để thử và phân biệt cà phê tẩm và cà phê mộc, chúng ta có thể làm một thí nghiệm đơn giản. Bạn cần 2 cốc nước lọc sạch, sau đó lần lượt cho vào cốc một thìa cà phê tẩm và cốc còn lại một thìa cà phê mộc. Khi đó, bạn quan sát hiện tượng của hai cốc.
Cà phê tẩm: cà phê nhanh chóng phai màu hòa vào nước, hạt cà phê chìm nhanh hơn.
Cà phê mộc: cà phê tan chậm, màu nhạt, hạt cà phê ít chìm xuống đáy, thời gian để cà phê rơi xuống cũng lâu hơn.
* Lý giải cho hai hiện tượng này đó là do phần hương liệu đc tẩm bị phai ra trước tiên và tan trong nước. Trong thành phần cà phề tẩm có bột ngô, bột đậu nành, chúng nặng hơn trọng lượng của cà phê nguyên chất nên rơi xuống rất nhanh
>>Xem thêm: tư vấn mở quán cafe tiết kiệm chi phí nhất
2. Cách pha cà phê phin nhỏ
2.1 Nguyên liệu và dụng cụ
- Phin nhôm/inox nhỏ (mỗi phin cho từ 25 – 30gr bột cà phê, vừa đủ cho 1 ly cà phê đen)
- Cốc đựng
- Cân định lượng
- Nước nóng
- Bột cà phê
* Lưu ý các chọn phin nhỏ.
Có nhiều lời đồn phổ biến cho rằng phin nhôm sẽ pha ngon hơn phin inox. Đó là bởi trước khi người ta thường pha cà phê phin bằng nước sôi 100*C, khi nước tiếp xúc với nhôm sẽ làm nước giảm nhiệt độ nhanh xuống 97, 96*. Khi này họ thấy cà phê không bị khét và giúp cho cà phê phin ngon hơn. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ đã phát triển, có nhiều cách có thể điều chỉnh được nhiệt độ của nước đúng 96, 97*C. Chính vị vậy, việc pha cà phê bằng phin nhôm hay phin inox đều không ảnh hưởng đến chất lượng.
*Cấu tạo phin
- Nắp phin: giúp giữ hương thơm, giữ nhiệt độ không bị thoát ra quá nhanh
- Phin gài: đây là bộ phận trong phin do Việt Nam sáng tạo nên. Chúng có nhiệm vụ san đều và nén để cà phê mịn hơn. Đặc biệt công dụng chính của phin gài là khi rót vào sẽ tỏa ra đều cả phin, giúp nước ngấm đều hơn.
- Thân phin: được cấu tạo bởi các lỗ nhỏ dưới đáy, thân phin đạt tiêu chuẩn là khi sờ vào đáy không bị rát tay
- Đế phin: là lớp lọc giữa bột cà phê và nướ. Khi mua nên chọn loại vừa khít với phin, lỗ không quá to hoặc không quá nhỏ
* Bột cà phê
Như đã nói trên bột cà phê được lựa chọn để pha phin phải là một cà phê nguyên chất, có hương vị tốt nhất. Bạn có thể chọn các loại cà phê đã trộn hạt cà phê theo tỷ lệ để đảm bảo vừa với khẩu vị nhất. Thông thường, người Việt rất ưa chuộng cà phê đắng, do đó bạn có thể chọn các loại cà phê có tỷ lệ Robusta nhiều hơn
Bột cà phê được lựa chọn để pha phin phải là một cà phê nguyên chất, có hương vị tốt nhất.
2.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Đặt thân phin và đế phin lên thành cốc. Sau đó rót nước nóng làm nóng phin và tráng phin để nước không bị giảm nhiệt độ khi pha.
Bước 2: Cân khoảng 25gr cà phê bột cho vào phin. Lượng cà phê này có thể tùy chỉnh theo khẩu vị, tăng lên hoặc giảm xuống tùy ý để điều chỉnh hương vị.
Bước 3: Lắc đều và dùng gạt nén chặt cà phê. Việc nén chặt sẽ giúp cho hàm lượng CO2 trong cà phê nguyên chất thoát ra ngoài mà không làm cà phê bị bung lên.
Bước 4: Ủ nước lần đầu tiên. Thời gian ủ nở ít nhất từ 30 giây đến 2 phút.
Lượng nước sử dụng trong lần đầu tiên là 25gr nước, chia là hai phần, một phần nhỏ cho xuống dưới đáy, phần còn lại cho lên phin.
Đây là bước ủ nở. Công đoạn thoát nước lần đầu tiên này sẽ giúp cà phê thoát hết toàn bộ lượng CO2 để lần 2 rót nước cà phê không bị bung nở quá nhiều. Đặt nắp kín và ủ đủ thời gian.
Bước 5: Rót nước lên phin lần 2.
Lượng nước được thêm ở bước này là 60ml =60gr nước sôi. Rót nhẹ nhàng không làm phin gài bị lệch.
Đây nắp lại và chờ cà phin phin chiết xuất. Thời gian tiêu chuẩn thường là từ 7 – 8 phút.
>>Xem thêm: Tư vấn cách setup quán cafe sân vườn từ A – Z
3.Tiêu chuẩn chất lượng của một cốc cà phê phin
– Cà phê thành phẩm dao động ở khoảng 50 – 55ml
– Bề mặt cà phê sau khi bỏ phin gài phải phẳng phiu đảm bảo chiết xuất ra toàn bộ.
– Mùi cà phê phin phải tỏa ra nhanh chóng, khi ngửi phải thấy mùi thơm nhẹ và mùi đắng đặc trưng quyện với nhau.
– Khi lắc đều hỗn hợp không quá sánh nhưng phải có màu bám trên thành cốc.
– Màu cà phê phin tiêu chuẩn là màu cánh gián
– Thử hương vị: vị đầu tiên khi thử là vị đậm đắng, sau đó 1, 2 giây sẽ cảm thấy vị chua thanh ở cuống lưỡi. Nếu uống thêm một ngụm nước lọc sẽ thấy hậu vị ngọt.
Trên đây là cách pha cà phin phin chuẩn cùng các lưu ý trong quá trình thực hiện. Thực chất, cà phê phin là món truyền thống nên pha cũng khá đơn giản. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích.