Có nên mở quán cafe cóc? Mô hình này đang được đồn thổi là “vốn ít lời nhiều”, tuy nhiên 10 quán cafe cóc được mở ra chỉ có 2 quán có lãi và tiếp tục phát triển. Vậy đâu mới là lời khuyên chính xác nhất cho người mới khởi nghiệp? Với kinh nghiệm “thực chiến” hàng trăm quán cafe lớn nhỏ, chuyên gia của Barista skills sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên bằng góc nhìn thực tế nhất!
Mục lục
1. Cafe cóc có phải là mô hình kinh doanh đơn giản, “vốn ít lời nhiều”?
1.1 Cafe cóc là gì?
Đây là kiểu quán cafe bình dân, quy mô nhỏ, không gian đặc trưng của quán thường là trên vỉa hè, góc phố, đầu hẻm, công viên… Cafe thường được phục vụ bằng ly thuỷ tinh, ly giấy đơn giản. Khách hàng thưởng thức cafe sẽ ngồi trên ghế thấp và bàn nhựa nhỏ, nhâm nhi cafe và trò chuyện, tán gẫu với bạn bè.
1.2. Lý do người mới khởi nghiệp nên chọn mô hình cafe cóc
Có 5 lý do khiến cafe cóc được coi là mô hình kinh doanh “béo bở”, “vốn ít lời nhiều” được nhiều người mới khởi nghiệp cafe lựa chọn!
- Chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 30 triệu là có thể khởi nghiệp: Mô hình cafe cóc không yêu cầu cao về thiết kế không gian quán, mặt bằng… vì vậy các chi phí đầu tư được giảm tối đa.
- Khách hàng dễ tính, đa dạng, tỉ lệ quay lại cao. Đây là mô hình cafe không kén khách, từ người lao động, học sinh, sinh viên, người có thu nhập bình dân đều có thể ghé đến.
- Khả năng hoàn vốn nhanh: Trong quá trình hoạt động, mô hình cafe này cũng không mất nhiều phí duy trì như: tiền điện, wifi… Chi phí đầu tư thấp, khách hàng dễ tính, dù lãi trên 1 lượt khách không cao nhưng mô hình này vẫn hoàn vốn rất nhanh, thường sau 1 – 3 tháng có thể hoàn hết vốn.
- Vận hành đơn giản hơn so với các mô hình cafe khác: Mô hình này không đòi hỏi người cao về kinh nghiệm, sự nhạy bén cao trong kinh doanh cafe như: đồ uống bắt trend, Marketing bán hàng… menu đồ uống cũng đơn giản hơn.
- Tính ổn định, bền vững cao: Cafe cóc xuất hiện ở nước ta từ những năm 1970, phần nào đã đi vào đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt là người Sài Gòn. Kinh doanh mô hình cafe này, bạn sẽ không lo lắng sẽ “hết trend”, lỗi thời giống như trà chanh, trà sữa hay mô hình cafe trong nhà khác.
1.3. Vậy có nên mở quán cafe cóc không?
Nếu mới bắt đầu khởi nghiệp hoặc thích phong cách cafe vỉa hè đơn giản, mộc mạc, bạn nên mở quán cafe cóc. Đây là mô hình “an toàn” và đơn giản nhất trong các mô hình kinh doanh cafe hiện nay.
Nhiều người thường cho rằng, cafe cóc chỉ phù hợp với vùng nông thôn, thu nhập thấp, tuy nhiên, cafe cóc xuất hiện cực kỳ phổ biến ở vỉa hè các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
>>Xem thêm: Đơn vị uy tín cung cấp máy pha cafe expobar cũ
2. Các mô hình quán cafe cóc có tiềm năng – đáng để đầu tư
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên mở quán cafe cóc thì Barista Skills sẽ chia sẻ 5 mô hình quán cafe cóc đang thịnh hành và có tiềm năng hiện nay. Mỗi mô hình sẽ có đặc điểm kinh doanh và tệp khách hàng khác nhau. Bạn chỉ thành công khi hiểu rõ từng mô hình, từ đó, lựa chọn mô hình phù hợp nhất với dự định kinh doanh của mình.
2.1. Cafe xe đẩy có ghế ngồi
Cafe xe đẩy có ghế ngồi là loại hình khá phổ biến ở các thành phố lớn, đặc biệt ở thành phố lớn ở miền Nam, điển hình TP Hồ Chí Minh. Đặc điểm của quán cafe xe đẩy là việc có thể di chuyển đến mọi ngóc ngách phố xá. Đối tượng khách hàng mà cafe xe đẩy hướng tới thường là những người dân sống trong khu vực, những người “tiện đường” ghé mua cafe.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2.2. Cafe cóc truyền thống (kiểu thời xưa)
Cafe cóc truyền thống là mô hình phù hợp với những người có chi phí đầu tư hạn hẹp. Chỉ cần 1 mặt bằng đủ rộng, bàn ghế đơn giản là bạn có thể bắt đầu kinh doanh mô hình này. Khách hàng của mô hình cafe cóc truyền thống rất đa dạng, thường là những người lao động chân tay, dân văn phòng, sinh viên… thích uống cafe ở không gian thoáng đãng, trò chuyện…
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2.3 Cafe cóc hiện đại
Các quán cafe cóc hiện đại được lấy cảm hứng từ nét hoài cổ, xưa cũ theo phong cách truyền thống đang trở thành trào lưu của giới trẻ hiện nay. Đặc điểm của mô hình kinh doanh này là các thiết kế quán theo phong cách xưa cũ, nội thất đậm tính hoài cổ. Đối tượng khách hàng của quán là những bạn trẻ chủ yếu là tới để check-in, “sống ảo”.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
2.4. Cafe bóng đá vỉa hè
Đặc điểm của quán cafe bóng đá vỉa hè là xuất hiện vào những mùa giải bóng đá như World Cup, Euro, Seagame…Với những màn hình tivi, màn hình máy chiếu kích thước lớn và một vài bộ bàn ghế đơn giản phục vụ nhu cầu tụ tập xem bóng đá của các đấng mày râu. Đối tượng quán hướng tới là những người yêu thích bóng đá mà đa số là nam giới.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
>>Xem thêm: mở quán cà phê cần những gì và những điểm bạn cần nhớ
3. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh cafe cóc
Khi bạn đã quyết định trả lời có cho câu hỏi có nên mở quán cafe cóc không thì việc đầu tiên và quan trọng nhất trước khi bắt đầu hiện thực hóa việc kinh doanh cafe cóc là phải có một kế hoạch chi tiết và nên nhớ là càng chi tiết càng tốt. Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn dự trù kinh phí chính xác, đảm bảo tiến độ:
- Kinh phí đầu tư
- Loại hình kinh doanh phù hợp
- Phong cách quán phù hợp với khách hàng mục tiêu
- Thời gian dự kiến mở quán
- Vật liệu, máy móc phù hợp, cần mua cho quán
- Kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn
- Mục tiêu của từng giai đoạn
Dựa vào bản kế hoạch này, chúng ta sẽ biết phải chuẩn bị những gì cho quán cafe của mình để có hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Dưới đây, Barista Skills xin gửi đến bạn 7 lưu ý quan trọng nhất để giúp việc bắt đầu kinh doanh cafe cóc thuận lợi, thành công bền vững.
3.1. Lựa chọn mô hình quán cafe cóc phù hợp nhất
Như đã đề cập ở trên, có 5 loại hình kinh doanh quán cafe cóc và mỗi loại lại có những ưu, nhược điểm riêng. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh cần được căn cứ vào địa điểm mở quán, khách hàng mục tiêu và vốn đầu tư…
3.2. Địa điểm kinh doanh quán cafe cóc – mặt đường hay trong hẻm?
Địa điểm là yếu tố quyết định 80 – 90% đối với sự thành công của mô hình quán cafe cóc. Bạn nên chọn mặt bằng ở gần mặt đường, trường học, khu vực đông dân cư, gần nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, tránh những mặt bằng quá sâu trong ngõ, ngách, giao thông không thuận lợi…
Địa điểm mở quán cafe cóc không cần quá rộng, nhưng phía trước quán cần thoáng đãng và có vỉa hè càng tốt. Bởi đa phần những người yêu thích cafe cóc thường thích ngồi nhìn ra đường hơn là trong không gian kín.
Lưu ý quan trọng khi chọn thuê mặt bằng mở quán cafe cóc:
- Xem xét mặt bằng có nằm trong quy hoạch, sắp bị phá dỡ không?
- Chủ nhà có cho phép thay đổi thiết kế không gian mặt bằng không?
- Nhà có quá cũ, nát để sang nhượng không?
- Chủ nhà có cho thuê dài hạn mặt bằng không? (Rất nhiều trường hợp chủ nhà thấy quán kinh doanh có lãi nên 6 tháng – 1năm đòi tăng giá 1 lần, gây khó khăn cho việc kinh doanh của quán
3.3. Vốn và chi phí khi kinh doanh – đầu tư thế nào, phân bổ ra sao?
Mức vốn kinh doanh quán cafe tùy thuộc vào mô hình, kế hoạch và ý tưởng của mỗi người. Bạn có thể mở quán chỉ với 50 triệu – 100 triệu – 150 triệu hoặc hơn thế.
Chi phí đầu tư quán cafe kinh doanh có thể linh hoạt, tuy nhiên, bạn cần chia tỷ lệ đầu tư hợp lý. Ví dụ: Khi bạn có 100 triệu tiền vốn, nên dành 50 triệu thuê mặt bằng, trang trí decor, 20 triệu cho nguyên vật liệu, nhân công và 30 triệu để duy trì quán trong những tháng đầu tiên chưa phát sinh lợi nhuận.
Bạn cần lên 1 bảng kế hoạch phân bổ chi phí chi tiết, càng chi tiết càng ít phát sinh trong quá trình triển khai. Nếu gặp khó khăn trong việc dự trù kinh phí do không biết giá nguyên vật liệu, không biết cách phân bổ chi phí “đúng” và “đủ”, bạn nên tìm chuyên gia tư vấn đề đầu tư có hiệu quả nhất.
3.4. Vật dụng KHÔNG THỂ BỎ QUA khi kinh doanh cafe cóc
Đối với quán cafe cóc, bạn không cần mua quá nhiều. Các vật dụng không thể thiếu là 3 loại máy sau:
- Máy pha cafe hoặc phin pha cafe
- Máy xay sinh tố
- Máy ép hoa quả
Ngoài ra là những dụng cụ thiết yếu
- Tủ lạnh, máy lạnh
- Các loại ly, chén, thìa, đĩa…
- Các nguyên vật liệu: cafe bột, cafe hạt, đường, sữa, hoa quả tươi…
Nếu số vốn đầu tư hạn hẹp, bạn nên chọn nguyên liệu sang nhượng từ quán cafe khác hoặc đơn vị cung cấp thiết bị pha chế cũ để giảm chi phí. Để đảm bảo vật dụng hoạt động ổn định sau khi mua, bạn nên chọn nhà cung cấp uy tín, có bảo hành để yên tâm nhất.
3.5. Chọn nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, chất lượng
Khách hàng ngày càng khó tính, vì vậy, đừng vì chút lợi nhuận mà chọn nguồn nguyên liệu không đảm bảo. Nguồn gốc nguyên liệu tốt sẽ khiến hương vị đồ uống của quán ngon, chuẩn vị hơn. Cùng với đó, bạn hoàn toàn có 1 câu chuyện nhân văn về nguyên liệu để kể cho khách hàng, từ đó, họ sẽ quay trở lại để ủng hộ bạn nhiều hơn.
3.6. Đào tạo nhân viên
Dù mô hình quán cafe nào, việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên kỹ lưỡng, bài bản, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng là điều cần thiết. Khách hàng có thể trả nhiều hơn cho 1 ly đồ uống ngon, và họ cũng sẵn sàng quay lại khi quán bạn có quy cách phục vụ tốt.
Những lưu ý khi tuyển chọn, đào tạo nhân viên:
- Có hợp đồng lao động rõ ràng
- Xây dựng quy định, nội quy chung của quán
- Có thưởng, phạt để tạo động lực, ràng buộc cho nhân viên.
Do đối tượng khách hàng của cafe cóc hướng tới thường là những người có thu nhập trung bình hoặc thấp nên đồ uống thường là những loại phổ biến như: Cafe đen, cafe đá, cafe nâu, sinh tố, sữa chua… với các mức giá dao động từ 15.000 – 20.000 đồng/ly. Bạn cũng có thể bổ sung thêm đồ ăn vặt đi kèm như hướng dương, hạt bí…
3 tiêu chí để có 1 menu đồ uống chất lượng là:
- Đơn giản: Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, vì vậy, hãy tập trung vào những đồ uống có thể thu hút khách hàng mục tiêu của bạn. Menu đồ uống cần đơn giản, khoảng 10 – 12 món, vừa để tối ưu chi phí nguyên liệu đầu tư, vừa để bảo quản nguyên liệu tốt nhất.
- Độc đáo: Nên có 1 món đồ uống đặc trưng để khi nhắc đến món đó, khách hàng phải tìm ngay đến quán cafe của bạn. Cùng với đó là thiết kế, đặt tên đồ uống độc đáo, bắt mắt để gây chú ý với khách hàng.
- Tối ưu: Ở đây, chúng tôi muốn nhắc đến lợi nhuận. Menu đồ uống bắt buộc phải có lãi để duy trì quán. Với mô hình quán cafe cóc, chi phí nguyên liệu đầu vào/1 cốc đồ uống nên giao động khoảng 35 – 50% giá bán lẻ.
3.8. Truyền thông marketing có cần thiết với quán cafe cóc?
Tiếp cận nhiều nhất khách hàng mục tiêu chính là cách để quán đông khách, nhanh chóng thu hồi vốn. Truyền thông marketing phù hợp là cách hiệu quả nhất để khách hàng biết đến quán của bạn.
Có 2 cách truyền thông (quảng bá) phù hợp nhất với quán cafe cóc:
- Truyền thông truyền thống: phát tờ rơi, làm chương trình khai chương, khuyến mãi đồ uống…
- Truyền thông online: Đăng trên các hội nhóm trên facebook, nhờ người quen chia sẻ thông tin…
4. Kinh nghiệm mở quán cafe cóc
Cuối cùng, để có thể kinh doanh quán cafe cóc hiệu quả, nhanh chóng đạt doanh thu cao, bạn cần bỏ túi những kinh nghiệm mở quán cafe cóc dưới đây:
- Phục vụ khách hàng với thái độ chuyên nghiệp: Luôn tỏ ra thân thiện và niềm nở trong khi phục vụ khách hàng, luôn chào hỏi mỗi khi khách đến và khách đi và hỗ trợ khách bất cứ khi nào có thể. Chính thái độ của nhân viên sẽ quyết định khách hàng có quay lại sử dụng dịch vụ quán lần sau hay không.
- Đảm bảo vệ sinh chỗ ngồi, quầy pha chế: Cần chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo không gian quán sạch sẽ và chu đáo từng chi tiết nhỏ nhất: khay đựng giấy, gạt tàn…
- Nhớ tên, nhớ món đồ uống của khách quen: Nên ghi nhớ tên khách quen đã từng đến và sử dụng dịch vụ quán một vài lần. Chính sự tương tác giữa bạn và khách sẽ để lại ấn tượng giúp khách nhớ tới quán của bạn trong những lần tiếp theo.
- Thiết kế không gian quán khoa học, đẹp mắt: Đầu tư khoản chi phí nhỏ sử dụng dịch vụ tư vấn setup quán cafe sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí, bố trí không gian khoa học đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận tiện, nền tảng vững chắc để thành công bền vững.
Quyết định có nên mở quán cafe cóc hay không phụ thuộc hoàn toàn ở bạn. Nếu mới bắt đầu khởi nghiệp hoặc thích phong cách cafe vỉa hè đơn giản, mộc mạc, mô hình cafe cóc là quyết định đầu tư đúng đắn.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ với chuyên gia của Barista Skills được tư vấn những bước đi chắc chắn nhất. Với kinh nghiệm tư vấn thành công hàng trăm mô hình cafe cóc lớn, nhỏ ở thành phố, nông thôn, chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng quán cafe mơ ước, đồng hành cùng bạn đến khi quán hoạt động trơn tru.