Mở quán cafe ở nông thôn – Kế hoạch bài bản để thành công bền vững

Mở quán cafe ở nông thôn hay thành phố đều có những ưu nhược điểm riêng. Nhân tố thành công bứt phá là khi hiểu được thị trường và có chiến lược bài bản. Nếu bạn khao khát thành công, đây chắc chắn là kim chỉ nam cho hành trình ấy diễn ra nhanh và bền vững hơn.

Mục lục

1. Có nên mở quán cafe ở nông thôn?

Nhu cầu cao: Đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn đang có mức sống ngày càng cao với các nhu cầu đa dạng cùng khả năng chi trả cao hơn trước đây;Bạn nên mở quán cafe ở nông thôn vì đây là một ý tưởng, phương án kinh doanh tốt:

  • Ít cạnh tranh: Các quán cafe ở nông thôn chưa nhiều, và thường chưa được đầu tư còn tương đối ít và bạn sẽ ít bị cạnh tranh;
  • Tính xu hướng: Cafe hiện không chỉ là một thức uống mà còn trở thành một văn hóa và văn hóa cafe rất gần gũi, trở thành thói quen hàng ngày của giới trẻ.

Thực tế, quá trình tư vấn và triển khai cho hàng loạt cửa hàng, quán cafe tại các huyện, xã Barista Skills nhận thấy rằng: Khoảng 2 năm trở lại đây, nhu cầu quán cafe ở nông thôn tăng mạnh và đặc biệt, chủ quán cũng rất chú trọng đến việc đầu tư, xây dựng phong cách quán để tạo nên nét riêng, sự đặc biệt. Thành công với họ không chỉ là con số về doanh thu mà còn là tạo dựng thương hiệu cá nhân với chuỗi cửa hàng mang dấu ấn của riêng mình.

>>Xem thêm: tư vấn mở quán cafe hiệu quả và những lưu ý

2. 12 bước đơn giản để mở quán cafe ở nông thôn

Kinh nghiệm thành công của anh chị chủ quán cafe tại nông thôn cho biết: Đưa một quán cafe từ ý tưởng đến thực tế hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính thường do không có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, chiến lược.

Đây chính là lý do Barista Skills gửi đến bạn kế hoạch 12 bước mở quán cafe chuyên nghiệp dưới đây:

2.1. Khảo sát thực tế thị trường

Hẳn bạn đã biết câu nói: “Biết người biết ta – Trăm trận trăm thắng”. Đó chính là mục đích của bước đầu tiên: Hiểu thị trường và hiểu đối thủ.

Để mở quán cafe ở nông thôn cho riêng mình, trước hết, bạn nên dành thời gian 1 tuần, thậm chí 1 tháng hoặc hơn để đi hết các quán cafe gần khu vực mình muốn mở cơ sở kinh doanh. Bạn cứ đi và cảm nhận ở các quán khác để trả lời các câu hỏi như:

  • Tại sao quán này đông khách?
  • Tại sao quán này vắng khách?
  • Đồ uống của các quán ngon nhất như thế nào? Họ có món gì nổi bật?
  • Không gian các quán có gì đẹp, ấn tượng?
  • Điều gì sẽ khiến khách hàng quay trở lại quán thường xuyên?

Bạn đặt ra và trả lời được càng nhiều câu hỏi thì bức tranh thực tế các quán cafe xung quanh bạn càng rõ ràng. Đừng nghĩ đến chuyện copy – paste và hãy cảm nhận và chắt lọc ra những điều quán cafe tương lai của mình có thể tham khảo từ các quán xung quanh.

Khi tham khảo, phân tích thật kỹ bạn sẽ có suy nghĩ cách để làm tốt hơn, khắc phục những điểm hạn chế mà đối thủ đang tồn tại. Bạn cũng rất nên tìm ra những hướng đi mới mà các quán khác chưa từng làm. Điều này sẽ tạo điểm nhấn ấn tượng đối với khách hàng của bạn.

Khảo sát thị trường trước khi mở quán cafe ở nông thôn
Khảo sát toàn bộ quán cafe trong khu vực bạn kinh doanh để hiểu thị trường và hiểu đối thủ

2.2. Lên kế hoạch kinh doanh

Cũng như việc xây một ngôi nhà cần có bản vẽ kĩ thuật, việc bạn mở quán cafe ở nông thôn cũng cần lên kế hoạch kinh doanh. Để lên kế hoạch kinh doanh, bạn có thể tham khảo các bước như sau:

Xác lập tôn chỉ kinh doanh, điều bạn muốn làm

Bạn muốn làm gì, hướng tới điều gì với quán cafe của mình? Bạn nên xác định một điểm đến – mục tiêu rõ ràng, một hướng đi cho quán. Việc bạn hoạch định rõ ràng một hướng đi sẽ giúp quán có bản sắc riêng giữa rất nhiều quán cafe khác nhau.

Quán cafe của bạn ở nông thôn thì tôn chỉ kinh doanh của bạn có thể là:

  • Đảm bảo phù hợp khẩu vị khách hàng khu vực nông thôn
  • Đảm bảo trang trí quán phù hợp nhu cầu, thẩm mĩ của khách hàng khu vực nông thôn
  • Đảm bảo mức giá dịch vụ, đồ uống phù hợp khách hàng khu vực nông thôn

Phân tích SWOT

Trên cơ sở đã xác định được hướng đi, điểm đến – mục tiêu rõ ràng như trên, bạn phân tích SWOT để bước đầu định hình kế hoạch kinh doanh, cách mình sẽ đi như thế nào.

  • Strengths (điểm mạnh): Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể mạnh ở nguồn vốn; ở nguồn nhân sự chất lượng có khả năng pha chế tốt; ở khả năng thẩm mĩ, trang trí không gian đẹp, ấn tượng…
  • Weaknesses (điểm yếu): So với các quán khác quanh khu vực, đâu là điểm bạn không bằng họ?
  • Opportunities (cơ hội): Các quán khác có đồ uống hay dịch vụ nào chưa đáp ứng được nhu cầu khách hàng và bạn có cơ hội để triển khai, thu hút khách hay không?
  • Threats (thách thức): Các thách thức, khó khăn khi mở quán là gì? Ví dụ như về chi phí thuê mặt bằng, đào tạo nhân sự, nguồn nguyên liệu pha chế…
Phân tích kỹ mô hình SWOT
Phân tích kỹ mô hình SWOT sẽ giúp chủ quán có kế hoạch phát huy tối đa lợi thế, khắc phục khó khăn để quá trình kinh doanh thuận lợi.

Xác định mục tiêu chiến lược

Bạn đã có hướng đi và biết về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của mình. Giờ là lúc bạn xác định mục tiêu chiến lược khi mở quán cafe ở nông thôn. Mục tiêu có thể được đặt trong khung thời gian tháng, quý, năm… tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Mục tiêu chiến lược là điều bạn muốn đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ như:

  • Sau 3 tháng khai trương quán hoạt động có lãi: Bạn có thể đặt ra một con số cụ thể dựa trên mức độ đầu tư và kết quả nghiên cứu thị trường từ trước đó.
  • Sau thời gian 6 tháng trở thành điểm đến hàng đầu: Quán trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ khu vực bán kính 2km quanh quán.
  • Sau thời gian 1 năm mở được quán cafe thứ 2 theo mô hình hiện tại để hình thành chuỗi cửa hàng.

Hình thành kế hoạch chiến lược

Bạn đã có điểm đến – mục tiêu rõ ràng, giờ bạn sẽ xác định kế hoạch chiến lược mình sẽ thực hiện.

Ví dụ như mục tiêu của bạn là sau 6 tháng, quán trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ khu vực bán kính 2km quanh quán. Vậy thì, kế hoạch của bạn cần xoay quanh, hướng tới việc hoàn thành mục tiêu này. Chúng ta có thể ví dụ như sau:

Mục tiêu: Sau 6 tháng mở quán cafe ở nông thôn, quán trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ khu vực bán kính 2km quanh quán

  • Kết quả cần đạt được 1: Trang trí không gian quán theo sở thích khách hàng tiềm năng, tạo sự thu hút, chú ý của khách hàng khu vực bạn đang hướng tới.
  • Kết quả cần đạt được 2: Cung cấp, điều chỉnh đồ uống, dịch vụ trên cơ sở phản hồi, đánh giá của khách hàng thường xuyên ghé quán, đặc biệt là các bạn trẻ.
  • Kết quả cần đạt được 3: Thực hiện chính sách voucher giảm giá, tích điểm cho các khách hàng thường xuyên của quán.
Đặt mục tiêu cụ thể cho quán cafe
Đặt mục tiêu cụ thể giúp bạn có bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, mục tiêu của quán cần phù hợp với từng giai đoạn và tình hình kinh doanh của quán.

Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược

Bạn đã có hướng đi, điểm đến – mục tiêu và rõ ràng cả từng bước hành động để đạt được mục tiêu. Lúc này, bạn cần xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. Kế hoạch luôn cần được đánh giá định kỳ xem có đang đi đúng hướng không; có điểm gì cần điều chỉnh, thay đổi để phù hợp không?

Cơ chế kiểm soát, đánh giá của bạn có thể được ấn tượng trong khoảng thời gian hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

2.3. Lựa chọn loại hình quán cafe

Các loại hình quán cafe phổ biến bạn thường thấy gồm:

  • Cafe vỉa hè, bệt: Đây là loại hình cafe bình dân, phổ biến.
  • Cafe mang đi – take away: Khách hàng gọi đồ uống tại quầy sau đó có thể uống tại quán hoặc mang đi. Take away cũng có thể áp dụng cho các xe đẩy bán cafe rong.
  • Cafe thương hiệu: Các quán có thương hiệu như: Highlands Coffee; Starbucks, Runam Bistro, The Coffee Bean and Tea Leaf, Caffe Bene…
  • Cafe sân vườn: Loại hình cafe hướng tới không gian thiên nhiên, nhiều cây cối, vườn cây, thoáng đãng.
  • Cafe “hộp”: Loại hình cafe hướng tới sự yên tĩnh, thường thấy ở các chung cư cổ, các ngõ nhỏ để tránh sự ồn ào.
  • Cafe sách, cá, mèo…: Loại hình cafe gắn với một sở thích khác của khách hàng.
  • Cafe văn phòng: Loại hình cafe hướng tới đối tượng dân văn phòng. Tại đây khách hàng có thể ăn trưa, gặp gỡ khách hàng…
  • Cafe sân thượng: Loại hình cafe hướng tới không gian rộng rãi, thoải mái dành cho khách hàng tại các sân thượng có view đẹp.

Trên cơ sở định hình, nắm bắt các loại hình quán cafe như trên, bạn có thể thấy một số loại hình sẽ chỉ phù hợp mở tại thành phố. Các loại hình quán bạn nên tham khảo mở quán cafe ở nông thôn gồm:

  • Cafe vỉa hè, bệt
  • Cafe mang đi – take away
  • Cafe sân vườn
  • Cafe sách, cá, mèo…

Bốn loại hình quán cafe kể trên phù hợp với khu vực nông thôn bởi vì:

  • Khách hàng nông thôn không quá quan tâm đến không gian quán
  • Họ thường cần cung cấp dịch vụ, đồ uống với mức giá hợp lý, rẻ hơn so với thành phố
  • Tận dụng được không gian thanh bình, thoáng đãng, yên tĩnh của vùng nông thôn
  • Tận dụng được ngay sân vườn bạn đang có nếu bạn mở loại hình cafe sân vườn
Chọn loại hình cafe phù hợp với khu vực nông thôn
Có rất nhiều loại hình quán cafe, việc lựa chọn mô hình phù hợp không chỉ là căn cứ nhu cầu thị trường mà còn phụ thuộc vào chính sở thích, niềm đam mê và sự sáng tạo trong bạn.

2.4. Chuẩn bị vốn đầu tư

Vốn đầu tư để mở quán cafe ở nông thôn thường ít hơn khi mở tại thành phố khá nhiều. Bạn có thể tận dụng cơ sở vật chất sẵn có tại nhà mình để khởi nghiệp cafe với vốn đầu tư giảm đi khá nhiều.

Các mức vốn bạn có thể tham khảo như:

  • Khoảng 50 – 100 triệu: Cafe take away, cafe xe đẩy; cafe vỉa hè, bệt
  • 100 – 500 triệu: Cafe sách, cá, mèo…
  • 500 – 1 tỷ: Cafe sân vườn

Vốn đầu tư bạn cần chuẩn bị tùy thuộc vào từng trường hợp, địa điểm mở quán, loại hình quán cụ thể…

2.5. Tìm mặt bằng

Khi đã chuẩn bị xong vốn, chúng ta bắt đầu đi tìm mặt bằng mở quán. Việc quán của bạn mở ở đâu phụ thuộc nhiều vào quá trình khảo sát ban đầu, mục tiêu phát triển quán của bạn.

Ví dụ như đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là học sinh, giới trẻ thì bạn nên tìm địa điểm mở gần trường học, khu thị trấn… Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là những người trung tuổi ưa yên tĩnh thì bạn cần tìm địa điểm sân vườn hoặc các khu vực yên tĩnh, mật độ giao thông thấp.

2.6. Xin giấy phép đăng ký kinh doanh

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, các tổ chức, cá nhân phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc tổ chức kinh tế khác (các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế theo luật đầu tư).

Với các trường hợp cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ thuộc quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì không cần phải đăng ký kinh doanh.

Trường hợp hộ kinh doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định. Khi bạn mở quán cafe ở nông thôn và có sử dụng từ 10 lao động trở lên bạn cần đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tham khảo quy định đăng ký hộ kinh doanh tại chương VIII, 78/2015/NĐ-CP.

Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là thủ tục giấy tờ quan trọng nếu bạn có ý định mở quán cafe.

2.7. Thi công, thiết kế, trang trí quán

Thông thường, khách hàng ở nông thôn không quá quan tâm đến không gian quán. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cân nhắc kĩ lưỡng nhu cầu khách hàng của mình như thế nào, họ muốn, thích điều gì để thi công, thiết kế, trang trí quán phù hợp mong muốn khách hàng.

Nếu bạn đã từng đi khảo sát đối thủ, hẳn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc thiết kế và thi công. Đây là yếu tố thu hút, tạo sự chú ý với khách hàng mới và xây dựng tình yêu thương hiệu với nhóm khách hàng trung thành, hơn thế, thiết kế quán cũng làm nên phong cách riêng, tăng độ nhận diện thương hiệu.

2.8. Tham gia khóa học pha chế

Quán cafe thì điều quan trọng, cốt lõi nhất vẫn là đồ uống. Đồ uống của bạn ngon, ấn tượng sẽ thu hút, thuyết phục được khách hàng. Ngay cả khi có hàng loạt đối thủ mới xuất hiện, bạn có thể hoàn toàn tự tin vào lượng khách hàng trung thành của mình nhờ chất lượng đồ uống.

Bạn có thể tham khảo các khóa đào tạo pha chế của Trung tâm đào tạo pha chế Barista Skills. Hiện, trung tâm đang có nhiều khóa đào tạo khác nhau, đáp ứng được đa dạng các nhu cầu khác nhau của bạn như:

  • Khóa học tổng hợp
  • Khóa học pha chế trà sữa
  • Khóa học pha chế hoa quả
  • Khóa học làm Patbigsu
  • Khóa học nâng cao Pro-Barista
  • Khóa học nghệ thuật Latte Art

2.9. Lên menu đồ uống kèm giá

Việc bạn định giá đồ uống như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào khâu khảo sát ban đầu. Bạn cần nắm rõ các quán khu vực xung quanh đang để mức giá như thế nào? Khách hàng mục tiêu của bạn sẽ sẵn sàng chi trả trong khoảng tiền bao nhiêu? Bạn có thể để mức giá như thế nào để vừa cạnh tranh được khi vừa khai trương mà vẫn đảm bảo mục tiêu có lãi sau một khoảng thời gian hoạt động?

Nhìn chung, mức giá đồ uống khi mở quán cafe ở quê, bạn nên có khoảng giá từ 15,000 – 30,000VNĐ. Bạn cũng có thể để trong menu đồ uống một số loại đồ uống có mức giá khoảng 10,000VNĐ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Lên menu đồ uống
Không chỉ là tên món, bạn cần chú ý đến phong cách thiết kế để tạo ấn tượng với khách hàng.

2.10. Chuẩn bị và setup thiết bị, vật dụng cho quán

Tiếp theo, chúng ta sẽ cần chuẩn bị thiết bị, vật dụng khi mở quán cafe ở nông thôn. Tiêu chí phù hợp được xem là điều quan trọng nhất mà quán của bạn cần có được. Sự phù hợp không chỉ đơn thuần về giá thành mà còn là bố trí phù hợp trên quầy bar, phù hợp với menu quán của bạn để có thể khai thác tối đa công suất, tác dụng của thiết bị.

2.11. Thuê và đào tạo nhân viên

Vận hành một quán cafe dù ở nông thôn thì bạn cũng cần những cộng sự, nhân viên, những người hỗ trợ bạn. Bạn sẽ khó xoay xở với quán giữa bộn bề việc từ đón khách, trông xe, pha chế, thu ngân, dọn dẹp…

Bạn nên cân nhắc xem quy mô, loại hình quán cafe của mình cần bao nhiêu nhân viên và nhân viên ở vị trí nào? Mỗi vị trí sẽ cần kỹ năng và tố chất khác nhau. Bạn cần linh động để chọn người phù hợp. Người làm bảo vệ cần nhanh nhẹn, khỏe mạnh, có khả năng quan sát, đảm bảo an ninh cho quán. Người làm pha chế cần được đào tạo hoặc chính quy, có kinh nghiệm nhưng cũng rất cần sự sáng tạo.

Tuyển và đào tạo nhân viên quán
Bạn cần tuyển chọn và đào tạo nhân viên kỹ lưỡng khi mở quán cafe ở nông thôn.

2.12. Quảng bá quán cafe

Hiện có nhiều hình thức quảng bá khi mở quán cafe ở quê cả mất phí và miễn phí bạn có thể tham khảo.

Quảng bá mất phí

  • Phát tờ rơi
  • Chạy quảng cáo tính phí trên các mạng xã hội như Facebook; Youtube…
  • Xe lưu động mời dùng thử cafe, đồ uống
  • Tặng voucher giảm giá vào ngày khai trương…

Quảng bá miễn phí

  • Tự đăng thông tin giới thiệu trên các trang mạng xã hội; diễn đàn; nhóm ẩm thực; đồ uống…
  • Tận dụng chính mối quan hệ, thông tin từ bạn bè, người thân, nhân viên của mình để giới thiệu thông tin về quán đến đông đảo khách hàng tiềm năng

>>Xem thêm: Liệt kê đầy đủ chi phí để setup quán cafe take away

Case Study quán cafe ở nông thôn

Độc đáo cà phê… trên cây ở nông thôn Hà Tĩnh

Tận hưởng một ly cà phê thơm ngon và “lơ lửng” trên cây đang là “cơn sốt” mới của giới trẻ Hà Tĩnh. Lần đầu đặt chân tới Sakura Hoa Anh Đào cafe (thôn Bình Luật, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên), bạn chắc hẳn phải trầm trồ với kiến trúc cafe trên cây độc đáo và lạ mắt này! Bạn có thể tham khảo mô hình cafe trên cây này qua bài viết trên báo Hà Tĩnh.

Mô hình quán cafe sách ở nông thôn
Quán cafe trên cây ở nông thôn Hà Tĩnh.

Cà phê sách ở nông thôn

Cà phê sách, tưởng chỉ có ở thành thị, nay đã xuất hiện ở nông thôn. Thậm chí ở vùng quê hẻo lánh như xã Cù Bị (huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) 3 quán cà phê không chỉ phục vụ đồ uống, mà còn là nơi cung cấp sách cho khách ngồi đọc và mượn về nhà.

Bạn có thể tham khảo mô hình cafe sách ở nông thôn qua bài viết trên báo Vietnamnet.

Một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất được nhiều anh chị chủ quán thành công ở nông thôn chia sẻ là sử dụng dịch vụ tư vấn setup cafe chuyên nghiệp từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín. Mặc dù mất thêm một khoản chi phí nhưng mang lại nhiều lợi ích.

  • Thi công đảm bảo tiến độ, kế hoạch vận hành trơn tru
  • Tiết kiệm tối đa chi phí nhờ tối ưu hóa nguồn chi phí
  • Không gian đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, phong cách riêng.
  • Hình thành phong cách chuyên nghiệp: Đặc biệt trong ngày khai trương, hướng dẫn đào tạo nhân viên bài bản.

Tại Barista Skills – dịch vụ tư vấn setup mở quán cafe ở nông thôn hay bất kỳ đâu đều được đầu tư chuyên nghiệp với quy trình rõ ràng, chế độ bảo hành chu đáo với quy trình chăm sóc, kiểm tra chất lượng đến khi hoạt động trơn tru giúp quán hoạt động bài bản ngay từ những ngày đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo