Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh?

Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh không? Thủ tục như thế nào? Nếu không đăng ký kinh doanh liệu có phát sinh vấn đề gì không? Đây là vấn đề khá phổ biến với khá nhiều học viên Barista Skills khi có ý định mở quán. Dưới đây chúng tôi xin giải quyết thắc mắc này và hướng dẫn cơ bản để xin giấy phép kinh doanh dễ dàng.

Mục lục

1. Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh không?

Đăng ký kinh doanh là thủ tục pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất khi anh chị bắt đầu mở quán cafe. Khá nhiều người lo ngại thủ tục pháp lý mà tiến hành đăng ký muộn hoặc không đăng ký, tuy nhiên, việc này lại dẫn đến hệ quả không tốt, thiệt hại về tài chính.

1.1. Tại sao quán của bạn cần giấy phép kinh doanh?

Theo trang https://danluat.thuvienphapluat.vn/Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý về sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Tại sao cần giấy phép đăng ký kinh doanh? Sở kế hoạch và đầu tư chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Đây cũng là cơ sở giúp cơ quan quản lý nhà nước, quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn.

Đã là quy định của nhà nước nên việc đăng ký kinh doanh là cần thiết và bắt buộc. Bạn nên tiến hành đăng ký kinh doanh đầu tiên khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch mở quán.

1.2. Không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?

Khi mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh không? Nếu không đăng ký kinh doanh thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Với chủ quán cafe tiến hành kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 triệu. Tuy có mức phạt nặng, nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì việc tiến hành đăng ký kinh doanh khá đơn giản, nhanh chóng và không tốn quá nhiều chi phí.

Có hai loại giấy tờ cần phải có khi mở quán: Giấy phép kinh doanh và Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn đăng ký cả hai loại giấy tờ này.

Giấy đăng ký kinh doanh
Giấy đăng ký kinh doanh là loại giấy đầu tiên bạn cần chuẩn bị khi bắt đầu kế hoạch mở quán

>> Xem thêm: tư vấn mở quán cafe như thế nào cho hiệu quả

2. Hướng dẫn đăng ký kinh doanh

Theo Nghị định Số: 78/2015/NĐ-CP ngày 4/9/2015 Nhà nước quy định rõ về việc đăng ký doanh nghiệp, quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.

2.1. Giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe

Với mô hình quán cafe nhỏ kinh doanh theo hình thức cá thể bạn có thể liên hệ với UBND quận/ huyện để được hướng dẫn chi tiết. Với mô hình công ty bạn liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố để được tư vấn.

Căn cứ theo nghị định 87/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 13 khoản 1 điểm b như sau:

  • Ở cấp huyện/ quận Phòng tài chính- kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện/ quận thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại điều 15 Nghị định trên.
  • Hiện nay, muốn đăng ký kinh doanh cá thể, chủ kinh doanh cần gửi hồ sơ tại Bộ phận một cửa/ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ- thủ tục hành chính trong Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi mình dự tính kinh doanh. Sau khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được chuyển cho phòng Tài chính- kế hoạch để thẩm định hồ sơ.

Cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ của bạn trong thời hạn 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mức thu phí, lệ phí cấp giấy đăng ký kinh doanh là 200.000 đồng/1 hồ sơ (Căn cứ vào Khoản, điều 2 Thông tư số 215/2016/TT-BTC)

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Sau khi đã biết mở quán cafe có cần xin giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp tiến hành xin chứng nhận an toàn thực phẩm

2.2. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Do kinh doanh quán cafe thuộc lĩnh vực kinh doanh ẩm thực nên ngoài đăng ký thành lập hộ kinh doanh cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với hầu hết các cơ sở kinh doanh và sản xuất thực phẩm tại Việt Nam.

Hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Giấy khám sức khỏe và CMND cho những nhân sự đang làm việc tại quán cafe
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu
  • Tên tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh, số điện thoại
  • Số giấy đăng ký kinh doanh hoặc CMND người đại diện
  • Danh sách cá nhân tham gia xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
  • Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán

Nơi nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm: Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục an toàn vệ sinh thực phẩm vào các ngày làm việc theo giờ hành chính.

Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ :

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ được cấp giấy tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Trong thời gian 10 ngày tiếp theo, Cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép. Kết quả thẩm định sẽ được ghi vào biên bản thẩm định cơ sở sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ cho Chi cục trưởng hoặc Cục trưởng cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Nếu đạt yêu cầu thì Chi cục hoặc Cục ATVSTP sẽ trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho bạn.
  • Nếu kết quả thẩm định không đạt, bạn sẽ bị thẩm định lại trong thời hạn tối đa 03 tháng, nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì quan của bạn có thể sẽ bị đình chỉ hoạt động.

Đồng thời, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và thông báo cho tổ chức, cá nhân đến tham dự kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm.

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp giấy xác nhận về kiến thức an toàn thực phẩm cho những người trả lời đúng 80% câu hỏi.

Căn cứ vào biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo thông tư số 149/2013/TT- BTC của Bộ Tài chính thì mức phí cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu : 150.000 đồng/ lần
  • Lệ phí cấp lại (gia hạn): 150.000 đồng/ lần
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh ATTP: 30.000đồng/ chứng chỉ
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế môn bài)
Ngay sau khi đăng ký kinh doanh thành công, quán bắt đầu được kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp

>>Xem thêm: Mẫu máy pha cafe expobar cũ chất lượng tốt không nên bỏ qua

3. 3 loại thuế phải đóng khi mở quán cafe

Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên của tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi danh sách những hộ đăng ký kinh doanh tháng trước cho cơ quan thuế, phòng đăng ký kinh doanh cũng như cơ quan chuyên ngành cấp Tỉnh. Vì vậy, ngay khi nhận được đăng ký kinh doanh hộ gia đình, bạn cần tới Chi cục thuế để thực hiện Khai thuế ban đầu.

Theo điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh cần phải nộp bao gồm 3 loại sau: 

1 – Thuế môn bài: Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:

  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống được miễn thuế môn bài.

2 – Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

3 – Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/1 năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Lưu ý khi đăng ký kinh doanh quán cafe

Thủ tục đăng ký kinh doanh có kèm hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Trong từng trường hợp (trong trường hợp cung cấp kèm dịch vụ karaoke, ghi nhạc bằng công nghệ hiện đại, mang tính chất kinh doanh cần đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo quy định Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

Nếu như anh chị chủ quán e ngại các thủ tục pháp lý phức tạp có thể sử dụng dịch vụ pháp lý từ các văn phòng luật sư để giải quyết vấn đề nhanh nhất. Bạn có thể tham khảo tại các văn phòng luật sư trên thị trường.

Như vậy, chủ doanh nghiệp khi mở quán cafe CÓ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Anh chị chủ quán lưu ý: Những thủ tục pháp lý mới chỉ là bước đầu trong kế hoạch mở quán. Để được tư vấn thêm về kinh nghiệm mở quán cafe, hãy tham gia cộng đồng pha chế Barista Skills để có bài học hữu ích nhất từ chuyên gia và người khởi nghiệp đi trước trong ngành.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo